THỰC HIỆN THỦ TỤC ĐẦU TƯ CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI TP HCM, VIỆT NAM
===o0o===
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam là công ty có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.
Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam
Như vậy công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam bao gồm:
- Công ty 100% vốn nước ngoài: Toàn bộ vốn đầu tư thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài.
- Công ty có sự tham gia góp vốn của cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài không phân biệt tỷ lệ vốn góp.
1- CÁC HÌNH THỨC ĐẦU TƯ ĐỐI CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
Khi đầu tư tại Việt nam, nhà đầu tư nước ngoài có thể lựa chọn hình thức sau:
(1) Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài ngay từ đầu, tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài đến 100% vốn điều lệ công ty;
(2) Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp trong công ty Việt Nam đã có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
(3) Công ty có vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục góp vốn thành lập công ty mới tại Việt Nam.
(4) Đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC)
(5) Đầu tư theo hình thức hợp đồng PPP.
Tuy nhiên có 2 hình thức phổ biến nhất hiện nay là:
(1) Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài ngay từ đầu, tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài từ 1% đến 100% vốn điều lệ công ty;
(2) Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp trong công ty Việt Nam đã có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
2- THỰC HIỆN THỦ TỤC ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
Hình thức 1: Thành lập mới tổ chức kinh tế có vốn của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngay từ đầu.
Các bước thực hiện:
Thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài, trong đó nhà đầu tư nước ngoài góp vốn từ khi công ty được thành lập, bao gồm 08 bước cụ thể như sau:
Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Bước 2: Nhận Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Bước 3: Chuẩn bị và nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Bước 4: Nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Bước 5: Khắc dấu công ty
Bước 6: Mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại ngân hàng
Bước 7: Xin cấp Giấy phép kinh doanh hoặc giấy phép đủ điều kiện hoạt động (nếu có)
Bước 8: Thực hiện các thủ tục sau khi thành lập công ty, như: Khai thuế, ghi sổ kế toán, báo cáo định ký…
Hình thức 2: Thực hiện góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào doanh nghiệp.
Các bước thực hiện:
Trường hợp doanh nghiệp thực hiện thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài theo dạng góp vốn, mua cổ phần, mua lại phần vốn góp của công ty đã có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, thủ tục sẽ bao gồm 6 bước như sau:
Bước 1: Thành lập công ty 100% vốn người Việt Nam
Bước 2: Thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài
Bước 3: Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của của doanh nghiệp Việt Nam
Bước 4: Thực hiện thủ tục thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (thay đổi thành viên góp vốn, cổ đông)
Bước 5: Xin cấp Giấy phép kinh doanh hoặc giấy phép đủ điều kiện hoạt động (nếu có)
Bước 6: Thực hiện các thủ tục sau khi thành lập công ty, như: Khai thuế, ghi sổ kế toán, báo cáo định kỳ …
3- LỢI ÍCH CỦA VIỆC ĐẦU TƯ THÔNG QUA HÌNH THỨC GÓP VỐN, MUA CỔ PHẦN, MUA LẠI PHẦN VỐN GÓP
Khi nhà đầu tư nước ngoài đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào doanh nghiệp sẽ nhận được những lợi ích như sau:
a) Không phải thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Khi nhà đầu tư nước ngoài thực hiện góp vốn hoặc mua cổ phần trong công ty Việt Nam đã có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, nhà đầu tư nước ngoài không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, ngay cả khi mua 100% vốn góp.
Thay vào đó, trước khi thực hiện góp vốn, mua cổ phần, mua phần lại vốn góp, nhà đầu tư nước ngoài phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp với cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.
b) Thủ tục thay đổi dễ dàng
Sau khi công ty được thành lập, việc thay đổi đăng ký doanh nghiệp tương tự như các doanh nghiệp 100% vốn người Việt Nam, tạo sự thuận tiện, giảm chi phí cho nhà đầu tư.
c) Hồ sơ chứng minh địa chỉ trụ sở đơn giản hơn
Khi thành lập công ty, việc cung cấp hồ sơ để chứng minh địa chỉ trụ sở của công ty đơn giản hơn.
d) Chứng minh năng lực tài chính đơn giản hơn
Quy trình chứng minh khả năng tài chính trở nên dễ dàng hơn, giảm bớt rào cản cho nhà đầu tư.
4- DỊCH VỤ THÀNH LẬP CÔNG TY CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM CỦA LUẬT THỦY NGỌC
Sau đây là những việc Luật Thủy Ngọc sẽ thực hiện khi thực hiện dịch vụ thành lập công ty:
- Tư vấn điều kiện thành lập công ty vốn đầu tư nước ngoài: Tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; điều kiện kinh doanh các ngành nghề; địa điểm thực hiện dự án; lưu ý các thủ tục trước và sau thành lập công ty vốn đầu tư nước ngoài;
- Tư vấn hướng dẫn nhà đầu tư chuẩn bị tài liệu cần thiết để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài;
- Tư vấn quy trình, thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư và thành lập doanh nghiệp;
- Soạn thảo đầy đủ hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tại cơ quan có thẩm quyền;
- Theo dõi và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình xin cấp xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Thay doanh nghiệp nhận kết quả tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định;
- Bàn giao Giấy chứng nhận đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, con dấu, ... cho doanh nghiệp;
- Công bố thông tin thành lập trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp;
- Tư vấn mở tài khoản chuyển vốn, thời hạn góp vốn;
- Hỗ trợ các thủ tục sau thành lập như: Mua chữ ký số, khai thuế ban đầu, đặt mua hóa đơn điện tử và thông báo phát hành hóa đơn...
- Tư vấn, thực hiện các dịch vụ: Kế toán, khai thuế, tư vấn thuế, giấy phép lao động, thẻ tạm trú …. cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
5- ĐIỀU KIỆN THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
Khi thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài cần đáp ứng các điều kiện:
a) Điều kiện về chủ thể và quốc tịch của nhà đầu tư nước ngoài
Là cá nhân trên 18 tuổi, tổ chức, doanh nghiệp mang quốc tịch là thành viên của WTO hoặc có ký điều ước song phương liên quan đến đầu tư với Việt Nam.
b) Điều kiện về ngành nghề kinh doanh
Nhà đầu tư nước ngoài chỉ được thành lập công ty kinh doanh trong lĩnh vực mà pháp luật Việt Nam cho phép.
c) Điều kiện về tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài
Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài bao gồm: Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế; hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động đầu tư; năng lực của nhà đầu tư;…
d) Điều kiện về trụ sở công ty dự định đăng ký và địa điểm thực hiện dự án đầu tư
Khác với công ty vốn Việt Nam khi thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài nhà đầu tư nước ngoài ngay khi nộp hồ sơ thành lập công ty phải có giấy tờ chứng minh về trụ sở công ty và địa điểm thực hiện dự án công ty.
Theo đó:
- Nhà đầu tư phải có địa điểm thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam thông qua hợp đồng thuê địa điểm, hợp đồng thuê nhà, thuê đất và giấy tờ nhà đất hợp pháp của bên cho thuê để làm trụ sở công ty và địa điểm thực hiện dự án.
- Đối với địa điểm thực hiện dự án sản xuất phải có chức năng cho thuê bất động sản trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của bên cho thuê và phải ở trong cụm, khu công nghiệp.
- Trụ sở công ty thực hiện dự án không được sử dụng nhà chung cư, hồ sơ thành lập công ty bắt buộc phải nộp kèm hợp đồng thuê trụ sở, địa điểm dự án cùng giấy tờ hợp pháp (bản công chứng) của bên cho thuê nhà.
e) Điều kiện về năng lực kinh nghiệm và các điều kiện đặc thù theo lĩnh vực đầu tư
- Nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện cụ thể đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài.
- Đối với một số lĩnh vực nhà đầu tư nước ngoài cần chứng minh có năng lực kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư.
6- XIN GIẤY PHÉP KINH DOANH, GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN KINH ĐỐI VỚI NGÀNH NGHỀ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN
Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, giấy phép kinh doanh chỉ yêu cầu đối với những ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện.
Nếu doanh nghiệp kinh doanh những ngành nghề không có điều kiện thì chỉ cần có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là doanh nghiệp đã được phép hoạt động kinh doanh.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, nghĩa vụ của doanh nghiệp là phải đáp ứng đủ điều kiện đầu tư kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Khi doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện nhưng không đáp ứng được các điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật thì Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng, đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh hoặc bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định.
Bạn có thể tham khảo thông tin về Giấy phép kinh doanh tại đây:
Dịch vụ xin Giấy phép kinh doanh (Xem chi tiết)
7- HỒ SƠ, THÔNG TIN CẤN CHUẨN BỊ THÀNH LẬP CÔNG TY CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
Khi thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài cần chuẩn bị các hồ sơ, thông tin sau:
a) Tài liệu chứng minh tư cách pháp lý của nhà đầu tư
Đối với nhà đầu tư tổ chức:
Bản sao của Giấy chứng nhận thành lập công ty hoặc văn bản pháp lý khác tương đương để xác minh tư cách pháp lý của nhà đầu tư.
Đối với nhà đầu tư cá nhân:
Bản sao hộ chiếu/Căn cước công dân.
b) Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư
Đối nhà đầu tư với tổ chức:
Báo cáo tài chính 02 năm gần nhất/Cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ /Cam kết tài chính của tổ chức tài chính/ Bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư/ Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư.
Đối nhà đầu tư với cá nhân:
Giấy tờ xác nhận số dư tài khoản/Sổ tiết kiệm,..
c) Hồ sơ về trụ sở
Hợp đồng thuê trụ sở, Giấy tờ chứng minh quyền cho thuê của bên cho thuê (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy phép xây dựng, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có chức năng kinh doanh bất động sản của bên cho thuê hoặc các giấy tờ tương đương).
d) Hồ sơ công nghệ
Nếu dự án có sử dụng công nghệ cần kèm theo bản giải trình về sử dụng công nghệ đối với dự án quy định gồm các nội dung: tên công nghệ, xuất xứ công nghệ, sơ đồ quy trình công nghệ; thông số kỹ thuật chính, tình trạng sử dụng của máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ chính.
g) Thông tin về công ty dự định thành lập
Tên công ty; địa chỉ trụ sở; ngành nghề kinh doanh; vốn điều lệ; người đại diện theo pháp luật….
Lưu ý:
Các giấy tờ bằng tiếng nước ngoài phải được dịch ra tiếng Việt và công chứng bản dịch, hợp pháp hóa lãnh sự tại cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước ngoài.
8- VỐN ĐIỀU LỆ CỦA CÔNG TY CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
Pháp luật Việt Nam không quy định mức vốn điều lệ tối thiểu hay tối đa, trừ một số trường hợp kinh doanh những ngành nghề có điều kiện thì có quy định mức vốn pháp định và mức ký quỹ, chính vì vậy nhà đầu tư có thể tự quyết định số vốn điều lệ phù hợp.
Trường hợp kinh doanh những ngành nghề có quy định điều kiện về vốn pháp định (ví dụ như dịch vụ bảo vệ, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm,…) hoặc yêu cầu phải ký quỹ (như dịch vụ sản xuất phim, cho thuê lại lao động…) thì vốn điều lệ tối thiểu phải bằng mức vốn pháp định hay ký quỹ theo như quy định.
Tùy thuộc vào khả năng kinh tế của chủ sở hữu và mục đích hoạt động mà doanh nghiệp sẽ tự quyết định mức vốn điều lệ cụ thể. Thông thường doanh nghiệp sẽ xem xét đến các yếu tố sau để quyết định vốn điều lệ:
- Khả năng tài chính của chủ sở hữu.
- Phạm vi, quy mô hoạt động của doanh nghiệp.
- Chi phí hoạt động thực tế của doanh nghiệp sau khi thành lập;
- Dự án kinh doanh ký kết với đối tác…
9- TỶ LỆ SỞ HỮU CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI DOANH NGHIỆP
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu vốn điều lệ tại doanh nghiệp như sau:
a) Nhà đầu tư nước ngoài không được sở hữu vốn điều lệ tại doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài.
b) Đối với ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài, việc xác định tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài thực hiện như sau:
- Trường hợp luật, nghị quyết, pháp lệnh, nghị định và điều ước quy định tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài thì tỷ lệ sở hữu tối đa của nhà đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp thực hiện theo tỷ lệ này.
- Trường hợp luật, nghị quyết, pháp lệnh, nghị định và điều ước không quy định hạn chế tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài thì nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu đến 100% vốn điều lệ của doanh nghiệp và phải bảo đảm các điều kiện khác quy định tại Luật Đầu tư (nếu có).
c) Đối với ngành nghề không thuộc Danh mục ngành nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài thì nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu đến 100% vốn điều lệ của doanh nghiệp.
10- NGÀNH NGHỀ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được quyền tự do kinh doanh ngành, nghề mà luật không cấm nếu đáp ứng đủ điều kiện đầu tư kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật và bảo đảm duy trì đủ điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.
Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Ngành nghề kinh doanh phải nằm trong hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam và không thuộc các ngành, nghề bị cấm đầu tư kinh doanh.
- Nếu ngành nghề đầu tư kinh doanh là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện thì nhà đầu tư phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật.
- Thoả mãn điều kiện trong cam kết WTO, hiệp định FTAS, AFAS… và các hiệp định song phương giữa Việt Nam và các nước mà nhà đầu tư mang quốc tịch.
11- ĐỊA CHỈ TRỤ SỞ CÔNG TY CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
Theo quy định của pháp luật Việt Nam:
- Địa chỉ trụ sở chính của công ty phải chính xác, rõ ràng và thuộc quyền sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp.
- Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, có đại chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Khi cơ quan Nhà nước liên hệ với doanh nghiệp bằng công văn luôn gửi trực tiếp về địa chỉ trụ sở chính. Doanh nghiệp cần đảm bảo địa chỉ đăng ký rõ ràng để không bị thất lạc công văn gây ảnh hưởng đến liên lạc với cơ quan chức năng.
- Trụ sở công ty cần có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng hợp pháp để có thể thực hiện các thủ tục pháp lý sau khi công ty được thành lập.
Nếu bạn chưa có địa chỉ để đặt trụ sở công ty, bạn có thể sử dụng dịch vụ văn phòng ảo của Công ty Kế toán và Tư vấn Sao Vàng:
Dịch vụ văn phòng ảo (Xem chi tiết)
12- PHÍ DỊCH VỤ VÀ THỜI GIAN THÀNH LẬP CÔNG TY CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
Biểu phí này chỉ mang tính chất tham khảo, hãy liên hệ với Luật Thủy Ngọc để được báo giá chính xác.
STT |
DỊCH VỤ |
THỜI GIAN |
PHÍ (VND) |
1 |
Thành lập mới tổ chức kinh tế có vốn của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngay từ đầu |
Từ 25 – 35 ngày làm việc |
Từ 25.000.000 |
2 |
Thực hiện góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế đã có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp |
Từ 15 - 30 ngày làm việc |
Từ 19.000.000 |
3 |
Xin giấy phép kinh doanh đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện |
Từ 30 - 45 ngày làm việc |
Từ 25.000.000 |
13- KẾT QUẢ KHÁCH HÀNG NHẬN ĐƯỢC KHI SỬ DỤNG DỊCH VỤ THÀNH LẬP CÔNG TY CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI CỦA LUẬT THỦY NGỌC
Khi sử dụng dịch vụ thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Luật Thủy Ngọc, khách hàng sẽ nhận được kết quả như sau:
1) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
2) Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
3) Dấu tròn công ty;
4) Hồ sơ mở tài khoản ngân hàng;
5) Chữ ký số;
6) Hoá đơn điện tử;
7) Công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp;
8) Tư vấn miễn phí pháp lý trong quá trình thành lập doanh nghiệp.
14- BẠN CHỌN DỊCH VỤ THÀNH LẬP CÔNG TY CỦA LUẬT THỦY NGỌC VÌ?
a) Nhiều năm kinh nghiệm làm dịch vụ thành lập công ty
Luật Thủy Ngọc với nhiều năm kinh nghiệm cung cấp dịch vụ thành lập công ty, tư vấn đăng ký doanh nnghiệp, cho hàng ngàn khách hàng ở các lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh khác nhau. Dịch vụ thành lập công ty chuyên nghiệp của Luật Thủy Ngọc đã được hàng ngàn đối tác tin tưởng lựa chọn.
Thông tin Giới thiệu về Công ty Luật TNHH Thủy Ngọc (Xem chi tiết)
b) Nhân sự có trình độ chuyên môn cao
Nhân sự thực hiện dịch vụ tư vấn đăng ký doanh nghiệp tại Luật Thủy Ngọc là những người có trình độ chuyên môn cao, có nhiều kinh nghiệm và kiến thức thực tế trong lĩnh vực pháp luật, thuế, kế toán.
Bạn sẽ được các chuyên gia có bằng thạc sĩ (MBA), luật sư tư vấn cho bạn.
Đội ngũ lãnh đạo và nhân sự chủ chốt của Luật Thủy Ngọc (Xem chi tiết)
c) Tư vấn tận tâm, nhiệt tình
Khách hàng sẽ được đội ngũ tư vấn viên trực tiếp tư vấn mã ngành nghề, vốn điều lệ, điều kiện thành lập công ty… phù hợp với yêu cầu kinh doanh của từng khách hàng.
d) Tiết kiệm thời gian và chi phí
Bạn muốn tiết kiệm thời gian và chi phí khi thực hiện thành lập công ty? Dịch vụ thành lập công ty chuyên nghiệp của Luật Thủy Ngọc sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và chi phí khi thành lập công ty.
e) Thời gian thành lập công ty nhanh
Bạn cần một công ty chuyên cung cấp dịch vụ thành lập công ty, thực hiện các thủ tục thành lập công ty chuyên nghiệp, với thời gian giải quyết nhanh, thủ tục chính xác, cách thức phục vụ chuyên nghiệp, tận tâm, nhiệt tình, gía cả hợp lý? Luật Thủy Ngọc sẽ giúp bạn
g) Hỗ trợ gỉai quyết các vấn đề về kế toán, thuế
Thủ tục đăng ký thành lập công ty là giai đoạn khởi đầu nhưng chỉ là 1 phần rất nhỏ trong quá trình hoạt động của 1 doanh nghiệp. Các vấn đề sau thành lập, đặc biệt là thuế, kế toán, pháp luật trong kinh doanh ... mới là vấn đề quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh.
Sau khi thành lập công ty, Luật Thủy Ngọc sẽ tư vấn các phương pháp tính thuế, các loại thuế, các loại hóa đơn... để doanh nghiệp vừa có thể hoạt động kinh doanh đúng luật vừa có thể tối ưu thuế phải đóng.
15- NHỮNG VIỆC CẦN LÀM SAU KHI THÀNH LẬP CÔNG TY CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
Sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký nghiệp, khách hàng phải thực hiện những công việc sau:
- Treo bảng hiệu công ty tại trụ sở chính của công ty.
- Mở tài khoản công ty để thuận tiện cho việc giao dịch với khách hàng và nộp thuế điện tử.
- Mua chữ ký số để ký hóa đơn, kê khai nộp thuế trực tuyến, giao dịch ngân hàng điện tử.
- Nộp tờ khai lệ phí môn bài trước ngày 30/01 năm sau năm thành lập. Ví dụ doanh nghiệp thành lập ngày 1/9/2025 thì thời hạn nộp tờ khai lệ phí môn bài là trước ngày 30/01/2026.
- Mua hóa đơn điện tử và làm thủ tục thông báo phát hành hóa đơn để sử dụng.
- Thực hiện chuyển tiền góp vốn vào tài khoản công ty trong vòng 90 ngày kể từ ngày có Giấy đăng ký doanh nghiệp.
- Xin giấy phép lao động cho người nước ngoài.
- Đăng ký BHXH cho người lao động
- Ghi sổ kế toán, lập báo cáo tài chính;
- Thực hiện khai thuế theo quy định của luật thuế.
- Thực hiện các báo cáo định ký theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
16- CÁC LOẠI THUẾ CÔNG TY CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI PHẢI NỘP SAU THÀNH LẬP CÔNG TY TẠI VIỆT NAM
Tương tự như công ty 100% vốn người Việt Nam, công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam phải nộp các loại thuế cơ bản sau:
- Thuế môn bài (theo mức vốn điều lệ đăng ký);
- Thuế giá trị gia tăng (theo chênh lệch đầu ra, đầu vào của công ty);
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (chỉ phải nộp khi công ty có lãi, 20% lợi nhuận công ty);
- Thuế xuất khẩu, nhập khẩu (nếu có hoạt động xuất nhập khẩu);
- Thuế tài nguyên (nếu có sử dụng tài nguyên);
- Thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu kinh doanh ngành nghề đặc biệt hạn chế kinh doanh).
17- TRẢ LỜI MỘT SỐ CÂU HỎI LIÊN QUAN ĐẾN DỊCH VỤ THÀNH LẬP CÔNG TY
Câu hỏi 1: Thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có khó hơn việc thành lập công ty 100% vốn người Việt Nam không?
Trả lời
Việc thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phức tạp và mất nhiều thời gian hơn so với thành lập công ty 100% vốn người Việt Nam bởi vì phải tiến hành 2 bước:
Xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
Xin giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Câu hỏi 2: Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn điều lệ bằng tiền mặt hay chuyển khoản?
Trả lời
Nhà đầu tư nước ngoài có thể góp vốn bằng tiền đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ tự do chuyển đổi nhưng bắt buộc phải góp vốn bằng phương thức chuyển khoản thông qua tài khoản góp vốn đầu tư mở tại ngân hàng thương mại.
Câu hỏi 3: Nhà đầu tư nước ngoài thường đầu tư kinh doanh vào Việt Nam theo hình thức nào?
Trả lời
Nhà đầu tư nước ngoài thường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam bằng 2 hình thức đầu tư phổ biến nhất là:
Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế ngay từ đầu và
Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty đã có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Câu hỏi 4: Tỷ lệ sở hữu vốn của nhà đầu tư nước ngoài bị ảnh hưởng bởi yếu tố nào?
Trả lời
Tỷ lệ sở hữu vốn của nhà đầu tư nước ngoài sẽ phụ thuộc vào 2 yếu tố đó là:
- Ngành, nghề kinh doanh và
- Quy định của các điều ước quốc tế về đầu tư.
Câu hỏi 5: Nhà đầu tư nước ngoài không bị giới hạn tỷ lệ sở hữu vốn trong trường hợp nào?
Trả lời
Nhà đầu tư nước ngoài không bị giới hạn tỷ lệ sở hữu vốn nếu không chịu sự điều chỉnh của bất kỳ điều ước quốc tế nào và không thuộc Danh mục ngành nghề đầu tư kinh doanh có giới hạn sở hữu nước ngoài. Khi đó, tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài có thể không bị hạn chế và tỷ lệ sở hữu có thể lên đến 100%.
Câu hỏi 6: Tài sản góp vốn thành lập doanh nghiệp bao gồm những tài sản nào?
Trả lời:
Căn cứ theo Điều 34 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về tài sản được góp vốn thành lập doanh nghiệp như sau:
1. Tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.
2. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp hoặc có quyền sử dụng hợp pháp đối với tài sản quy định tại khoản 1 Điều này mới có quyền sử dụng tài sản đó để góp vốn theo quy định của pháp luật."
Câu hỏi 7: Thời hạn góp vốn đầu tư như thế nào?
Trả lời:
Nhà đầu tư phải góp vốn đầu tư đúng hạn theo tiến độ ghi nhận tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Trường hợp nhà đầu tư không góp đủ vốn theo đúng thời hạn đã cam kết phải thực hiện gia hạn góp vốn đầu tư (nếu có lý do chính đáng) trường hợp gia hạn muộn sẽ bị phạt về việc góp vốn muộn.
Câu hỏi 8: Có bắt buộc phải mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp không?
Trả lời:
Có.
Theo quy định thì “Tài khoản vốn đầu tư trực tiếp” là tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ hoặc bằng đồng Việt Nam do doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài mở tại ngân hàng được phép để thực hiện các giao dịch liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam
Như vậy nhà đầu tư nước ngoài bắt buộc phải mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và thực hiện góp vốn đúng hạn vào tài khoản này.
Câu hỏi 9: Sau khi thành lập công ty, nếu góp không đủ vốn như đã đăng ký thì sao?
Trả lời
Luật Doanh nghiệp yêu cầu thành viên/chủ sở hữu/cổ đông công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty TNHH 1 thành viên, công ty cổ phần phải góp đủ vốn trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Trường hợp không góp đủ vốn điều lệ theo thời hạn nêu trên thì phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ với cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn điều lệ.
Nếu hết thời hạn nêu trên, công ty vẫn không thực hiện thay đổi vốn điều lệ thì sẽ bị xử phạt vi phạm hànnh chín h theo quy định.
Câu hỏi 10: Có được đặt tên công ty trùng với một công ty khác không?
Trả lời
Không
Tên công ty được công nhận trên toàn lãnh thổ Việt Nam và là duy nhất. Vì vậy, để tránh nhầm lẫn, bạn không thể đặt tên công ty trùng với một công ty đã thành lập trước và vẫn đang hoạt động.
Cụ thể tên công ty gồm 3 phần: Công ty + Loại hình (TNHH hoặc Cổ phần) + Tên riêng. Bạn không được trùng phần tên riêng này (kể các khác loại hình nhưng trùng tên riêng thì cũng không được.
Câu hỏi 11: Địa chỉ căn hộ chung cư có được dùng để làm trụ sở công ty được không?
Trả lời
Không
Căn hộ chung cư chỉ có mục đích để ở thì không được đặt trụ sở công ty.
Căn hộ chung cư có chức năng hỗn hợp, vừa để ở và vừa làm văn phòng (offcetel) thì được dùng làm trụ sở công ty.
Câu hỏi 12: Các loại thuế công ty phải nộp sau khi công ty được thành lập?
Trả lời:
Khi công ty được thành lập, công ty phải khai và đóng các loại thuế sau:
- Lệ phí môn bài: Từ 2.000.000 VNĐ đến 3.000.000 VNĐ/năm, tuỳ thuộc vào số điều lệ đăng ký như sau:
Nếu vốn điều lệ không quá 10 tỷ VND: 2.000.000 đồng/năm.
Nếu vốn điều lệ hơn 10 tỷ: 3.000.000 đồng/năm.
Hiện nay doanh nghiệp mới thành lập sẽ được miễn thuế môn bài đến ngày 31/12.
- Thuế VAT: Khai thuế và nộp thuế theo kê khai;
- Thuế thu nhập doanh nghiệp: Khai thuế và nộp thuế theo kê khai; 20% trên tổng lợi nhuận năm tài chính;
- Thuế thu nhập cá nhân: Đây là khoản thuế tính trên thu nhập của người lao động. Khai thuế và nộp thuế theo kê khai.
Mức thu nhập tính thuế và thuế suất theo biểu thuế thu nhập cá nhân.
- Thuế bảo vệ môi trường: Thuế này áp dụng cho các công ty hoạt động trong lĩnh vực xăng dầu, túi ni lông, than, thuốc diệt mối, thuốc diệt cỏ;
- Thuế nhập khẩu: Áp dụng cho những công ty nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài
Câu hỏi 13: Có được miễn thuế/lệ phí môn bài năm đầu thành lập không?
Trả lời:
CÓ.
Công ty mới thành lập sẽ được miễn lệ phí môn bài đến ngày 31/12.
Trong thời gian được miễn thuế này, các chi nhánh và địa điểm kinh doanh thuộc doanh nghiệp đó cũng sẽ được miễn thuế môn bài trong năm đầu tiên thành lập.
Câu hỏi 14: Có bắt buộc phải mua chữ ký số sau khi thành lập công ty không?
Trả Lời:
Bắt buộc.
Sau khi thành lập công, bắt buộc phải mua chữ ký số. Có chữ ký số thì mới có thể nộp hồ sơ khai thuế theo quy định.
Câu hỏi 15: Sau khi thành lập, không phát sinh hoá đơn đầu ra, đầu vào thì có phải nộp hồ sơ khai thuế không?
Trả Lời:
Có.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, dù không có phát sinh hoá đơn đầu ra hoặc đầu vào, doanh nghiệp vẫn phải nộp hồ sơ khai thuế, ghi sổ kế toán, lập báo cáo tài chính, làm quyết toán thuế.
Câu hỏi 16: Công ty ty chúng tôi không phát sinh hoá đơn đầu ra, đầu vào thì có phải lập sổ sách kế toán, lập báo cáo tài chính không?
Trả Lời:
Có.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, dù không có phát sinh hoá đơn đầu ra, đầu vào thì doanh nghiệp vẫn phải ghi sổ kế toán, lập báo cáo tài chính.
Câu hỏi 17: Báo cáo tài chính của Công ty có vốn đầu tư nước ngoài, có bắt buộc phải kiểm toán không?
Trả Lời:
Có.
Theo quy định của pháp luật Việ Nam, báo cáo tài chính của Công ty có vốn đầu tư nước ngoài bắt buộc phải được kiểm toán.
Câu hỏi 18: Giá trị vốn góp đầu tư liên quan đến việc cấp giấy phép lao động cho nhà đầu tư và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam như thế nào?
Trả lời
Vốn đầu tư không chỉ chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư khi đầu tư vào Việt Nam mà còn là cơ sở xác định việc nhà đầu tư có phải làm giấy phép lao động hay không.
Là chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn có giá trị góp vốn từ 3 tỷ đồng trở lên thì được miễn giấy phép lao lao động tại Việt Nam.
Đối với nhà đầu tư góp vốn đầu tư tại Việt Nam ít hơn 3 tỷ đồng thì không được miễn giấy phép lao động, nhà đầu tư vẫn phải xin giấy phép lao động.
Câu hỏi 19: Giá trị góp vốn đầu tư liên quan đến việc cấp thẻ tạm trú cho nhà đầu tư và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam như thế nào?
Trả lời:
Đối với nhà đầu tư nước ngoài góp vốn đầu tư tại Việt Nam ít hơn 3 tỷ đồng thì không được cấp thẻ tạm trú, chỉ thực hiện cấp thị thực ký hiệu ĐT4, thời hạn không quá 12 tháng.
Đối với nhà đầu tư có vốn góp giá trị từ 03 tỷ đồng đến dưới 50 tỷ đồng, thẻ tạm trú được cấp có thời hạn không quá 03 năm;
Đối với nhà đầu tư có vốn góp giá trị từ 50 tỷ đồng đến dưới 100 tỷ đồng, thẻ tạm trú được cấp có thời hạn không quá 05 năm;
Đối với nhà đầu tư có vốn góp giá trị từ 100 tỷ đồng trở lên, thẻ tạm trú được cấp có thời hạn không quá 10 năm.
Câu hỏi 20: Giá trị góp vốn đầu tư liên quan đến việc cấp thị thực cho nhà đầu tư và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam như thế nào?
Trả lời:
Theo quy định này thì visa cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam gồm 04 loại và được phân loại dựa trên giá trị vốn góp của nhà đầu tư vào Việt Nam, cụ thể gồm:
- ĐT1 - Cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giá trị từ 100 tỷ đồng trở lên hoặc đầu tư vào ngành, nghề ưu đãi đầu tư, địa bàn ưu đãi đầu tư do Chính phủ quyết định.
Thị thực ký hiệu ĐT1có thời hạn không quá 05 năm.
- ĐT2 - Cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giá trị từ 50 tỷ đồng đến dưới 100 tỷ đồng hoặc đầu tư vào ngành, nghề khuyến khích đầu tư phát triển do Chính phủ quyết định.
Thị thực ký hiệu ĐT2 có thời hạn không quá 05 năm.
- ĐT3 - Cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giá trị từ 03 tỷ đồng đến dưới 50 tỷ đồng.
Thị thực ký hiệu ĐT3 có thời hạn không quá 03 năm.
- ĐT4 - Cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giá trị dưới 03 tỷ đồng.
Thị thực ký hiệu NG1, NG2, NG3, NG4, LV1, LV2, ĐT4, DN1, DN2, NN1, NN2, NN3, DH, PV1, PV2, TT có thời hạn không quá 01 năm
Câu hỏi 20: Khi nào phải xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh? giấy phép kinh doanh, giấy phép con?
Trả lời:
Khi tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong những lĩnh vực kinh doanh có điều kiện thì cần phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt dộng, Giấy phép kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền cấp.
Nếu cá nhân, tổ chức kinh doanh những ngành, nghề khác ngoài Phụ lục IV Luật Đầu tư 2020 thì không cần phải xin giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.
Ví dụ:
Đối với công ty có vốn đầu tư nước ngoài ngoài có bán lẻ hàng hóa hoặc lập cơ sở bán lẻ hàng hóa: cần Xin giấy phép kinh doanh, giấy phép lập cơ sở bán lẻ,…
Trường hợp công ty thực hiện kinh doanh lữ hành quốc tế (inbound): Nhà đầu tư nước ngoài chỉ được phép thực hiện kinh doanh lữ hành quốc tế phạm vi đưa khách nước ngoài vào Việt Nam (inbound)
Trường hợp công ty thực hiện kinh doanh đào tạo ngoại ngữ: Nhà đầu tư thực hiện xin ý kiến chấp thuận của Sở Giáo dục và Đào tạo trong quá trình thực hiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Trước khi đi vào hoạt động, doanh nghiệp xin Giấy phép hoạt động Trung tâm đào tạo ngoại ngữ tại Sở Giáo dục và Đào tạo.
Câu hỏi 21: Quy trình cung cấp dịch vụ thành lập công ty tại Luật Thủy Ngọc?
Trả Lời:
Dưới đây là một số bước cơ bản trong quy trình dịch vụ tư vấn thành lập công ty tại Luật Thủy Ngọc:
Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu của khách hàng, báo giá dịch vụ
Bước 2: Soạn thảo, ký kết thoả thuận dịch vụ
Bước 3: Tư vấn, soạn thảo hồ sơ
Bước 4: Nộp hồ sơ và nhận kết quả
Bước 5: Bàn giao hồ sơ
Nhân viên của Luật Thủy Ngọc sẽ bàn giao Giấy đăng ký doanh nghiệp, con dấu và các hồ sơ khác cho khách hàng.
Câu hỏi 22: Có nên sử dụng dịch vụ thành lập Công ty Luật Thủy Ngọc?
Trả Lời:
Nên. Bởi những lý do sau.
a) Nhiều năm hành nghề tư vấn đăng ký doanh nghiệp
b) Có chuyên môn và kinh nghiệm trong lĩnh thành lập công ty;
c) Đội ngũ nhân sự có trình độ cao và nhiều kinh nghiệm;
d) Tư vấn tận tậm;
e) Gía cả hợp lý.
Bạn đang tìm dịch vụ thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài?
Để được tư vấn về dịch vụ và phí dịch vụ thành lập công ty
Vui lòng liên hệ Công ty Luật TNHH Thủy Ngọc theo thông tin sau:
Địa chỉ, email và số điện thoại tin liên lạc (Xem chi tiết)
Luật Thủy Ngọc sẽ đáp ứng yêu cầu của khách hàng một cách chuyên nghiệp, uy tín và hiệu quả